Cổ Đại Khó Kiếm Cơm
Một tiểu cô nương tò mò đến xem mấy thứ đồ Thẩm Hi bày bán, ríu rít hỏi những thứ này làm từ cái gì? Làm có khó không?..., Thẩm Hi thấy tiểu cô nương đáng yêu nên nói cặn kẽ, đồ bày trên quán đều đc làm từ vỏ sò, vỏ sò là xác của sinh vật sống ở bờ biển, làm cái này không mệt nhưng cần khéo tay...
Tiểu cô nương rất thích thú, ngồi cạnh Thẩm Hi cả một buổi, liên tục năn nỉ nàng dẫn mình đi bờ biển nhặt vỏ sò, bắt hải sản, Thẩm Hi tất nhiên là không chịu, nói nàng còn phải ở đây mấy ngày. Hai người nói chuyện cả buổi sáng, tiểu cô nương mới cầm con lợn nhỏ mà Thẩm Hi cho đi rồi, vừa đi vừa ngoái đầu lại nhìn nàng, nói mai nàng còn đến đây, thuyết phục để Thẩm Hi chịu dẫn nàng đi xem biển mới thôi.
Sau khi tiểu cô nương đi xa, quán của Thẩm Hi có mấy người khách đến, hai người nam nữ trẻ tuổi, chàng trai hình như đang theo đuổi cô gái kia, thấy cô gái có vẻ thích hình con chó nhỏ, dứt khoát lấy ra 2 lượng bạc đưa cho Thẩm Hi. Thẩm Hi còn nhớ thương tiền phòng với tiền hụt của con lợn nhỏ lúc nãy, giờ mới yên tâm không bị lỗ vốn. Nàng ngồi đến chiều, có một người khách đến xem hàng, không biết hắn đến từ đâu, giọng rất nặng, nói nhanh nên Thẩm Hi nghe không hiểu gì, hai người hươ tay múa chân ra hiệu một hồi lâu ông khách kia mới mua một con chó nhỏ với con chim đi rồi.
Thấy trời sắp tối, Thẩm Hi dọn hàng đi về khách điếm.
Sáng hôm sau Thẩm Hi cố dậy thật sớm, ngay cả cơm sáng cũng không màng, vội đi tới Thập Hương phường giành chỗ, đến nơi nàng ngạc nhiên, trên mặt đất bày đầy cọc gỗ với gạch đá, xem ra là chỗ người ta đã chiếm trước. Nhìn cảnh này nàng chợt nhớ lại hồi đại học các sinh viên giành chỗ trong thư viện cũng làm vậy, đặt mấy quyển sách lên bàn, nói cho người khác biết chỗ đó đã có người ngồi.
Nàng tìm tới tìm lui, một lát sau mới thấy một chỗ hơi chếch. Vị trí này không tốt lắm nên căn bản người ta không đoái hoài tới. Thẩm Hi nhặt một viên gạch từ gian hàng bên cạnh đặt xuống đất, sau đó đi mua đồ ăn sáng. Quán ăn sáng mở hàng sớm, tiếc là không có quán nào bán cháo, tào phớ càng không có, Thẩm Hi đành mua hai cái bánh chiên.
Đến khi mặt trời ló dạng, Thập Hương phường liền ồn ào náo nhiệt, gian hàng thủ công mĩ nghệ của Thẩm Hi được mấy cô nương với trẻ con chú ý, nàng nâng giá một chút, hình con mèo với chó bán 3 lượng một cái, lúc sau đã bán hết, chỉ còn mỗi con công xòe đuôi giá khá cao, 5 lượng nên không ai mua.
Buổi trưa nàng mua một cái bánh bao lót dạ, ngồi bán nốt con công. Qua buổi trưa, một người nam tử cao lớn đi tới, hắn nhìn rất nghiêm túc, eo buộc chặt, lưng thẳng tắp, nhìn rất uy phong.Nam tử nhìn thoáng qua con công, mở miệng: “Xưng hô thế nào?”
Thẩm Hi nghĩ thầm có phải tra hộ khẩu đâu mà làm gắt thế, nhưng vì tôn trọng nàng vẫn trả lời: “Tiểu phụ nhân họ Thẩm.” “Làm không tệ, nhà ngươi ở đâu?”
Giọng nói cứng rắn gãy gọn, không khác gì quan tòa thẩm án, Thẩm Hi không muốn dây vào loại người thoạt nhìn rất bá đạo này, vội trả lời: “Đa tạ khen ngợi. Ta đến từ Tlp.” Nam tử kia nhăn mày, hỏi lại: “Ở chỗ nào Tlp?”
“Tnt.” Nói chuyện với người cộc lốc như này Thẩm Hi cũng lười dong dài. Nam tử kia lấy ra một nén bạc 10 lượng, ném xuống cho nàng: “Mua.” Dứt lời hắn ta nhặt lên mô hình con công xòe đuôi đi thẳng, thậm chí không hỏi giá tiền bao nhiêu.
Thẩm Hi cầm bạc, nhìn bóng lưng hắn đi xa dần, không khỏi khen một câu:”Nhìn cool ngầu ghê!”
Hàng đã bán hết, Thẩm Hi vội dọn sạp rồi về khách điếm thu dọn đồ đạc, cõng Thẩm Hiệp đi thuê một chiếc xe ngựa trở về nhà. Trên xe, nàng xem lại thu nhập mấy ngày nay, lúc nàng tới có mang theo 8 món đồ, con lợn béo đưa cho tiểu cô nương không tính, mấy cái còn lại được 2 lượng, 6 cái bán 3 lượng, còn con công được 10 lượng, tổng cộng là 30 lượng bạc, trừ đi 1 lượng bạc tiền trọ, nộp thuế và ăn uống khoảng 300 văn, lần này nàng kiếm được hơn 28 lượng bạc.
Thẩm Hi tính tính, không khỏi vui mừng, cứ thế mấy lần nữa chắc chắn sẽ đủ tiền nuôi con, cho nó đi học.
Xe tới Tlp, Thẩm Hi bảo xa phu đợi một lát, nàng đi mua 2 hũ keo, lại mua ít thịt kho, rau dưa rồi mới tiếp tục đi về Tnt.
Xe mới vào thôn, nàng đã thấy một bóng đen đi ra: “Là Thẩm muội tử trở về đấy à?” Thẩm Hi bảo xa phu dừng xe lại, nhô đầu ra nhìn nhìn, là Trương nhị lang đang đứng ở bên đường, nàng vội đáp: “Trương nhị ca, là ta. Sao ngươi lại ở đây?”
Trương nhị lang ấp úng: “Sao hai hôm nay ngươi đi đâu mà không ở nhà? Chị dâu ta lo lắng ngươi có chuyện gì nên bảo ta đến đầu thôn đợi ngươi.” Thẩm Hi vội mang đồ xuống xe, trả tiền rồi để xa phu đánh xe trở về.
Trương nhị lang đi tới tiếp đồ, nhỏ giọng nói: “Để ta cầm hộ cho, ngươi cõng Thẩm Hiệp cũng mệt rồi.” Thẩm Hi biết hắn khỏe nên không từ chối, đưa đồ cho Trương nhị lang cầm rồi nói: “Ngươi về giúp ta cảm ơn Phương tỉ, nàng không cần chờ, hôm nay tối rồi nên sáng mai ta hẵng sang nhà nói chuyện sau.” Trương nhị lang ừ hử một tiếng rồi yên lặng.
Hai người không có chuyện gì nói tiếp, không khí yên tĩnh, Thẩm Hi đành tìm chủ đề: “Tiểu Hồng với Tiểu Hải chắc đều ngủ cả rồi?”
Trương nhị lang ừ một tiếng.
Thẩm Hi lại nói tiếp: “Trương nhị ca, về sau trời tối cũng không cần đến đón ta, ta quen Lý đại gia đánh xe nên toàn thuê xe của ông ấy, sẽ không có chuyện gì.” Trương nhị lang trả lời: “Ta giúp cô xách đồ.”
Thẩm Hi... thôi hết chỗ nói, thực sự không biết phải nói gì thêm. Hai người cứ yên lặng đi đường, nàng khó xử muốn chết.
Đến nhà Thẩm Hi, Trương nhị lang để đồ xuống định đi về, Thẩm Hi có giữ lại mời uống ngụm nước hắn cũng không chịu, chỉ dặn nàng nghỉ ngơi sớm, hôm nay đi đường mệt rồi đi về.
Thẩm Hi trước tiên lau người, thay quần áo cho Thẩm Hiệp rồi cho bú, xong mới để con xuống giường rồi vào bếp hâm nóng đồ ăn nãy mua, lại nấu bát canh trứng, ăn một bữa no. Nàng ăn xong mới nấu nước tắm rửa sạch sẽ, đi lên giường ôm con ngủ thật say.
Hôm sau Thẩm Hi ăn trưa xong mới đi sang nhà Phương tỉ, bế cả Thẩm Hiệp sang, nói chuyện cả buổi chiều, khi Phương tỉ hỏi nàng đi đâu mấy ngày nàng mới nói đến chuyện là đồ thủ công mĩ nghệ bằng vỏ sò vỏ ốc để bán. Phương tỉ đối xử tốt với nàng, Thẩm Hi không biết báo đáp ra sao, giúp Phương tỉ kiếm tiền là cách tốt nhất.
Nghe được Thẩm Hi nói lần này kiếm được gần 30 lượng bạc, Phương tỉ trợn tròn mắt, nhìn bộ dáng giật mình lại hoài nghi của nàng, nhưng chỉ có mừng rỡ chứ không có một chút ghen tị làm Thẩm Hi nhẹ nhõm.
Phương tỉ hoàn hồn, phản ứng đầu tiên là kéo Thẩm Hi đi nhặt vỏ sò về làm cho nàng xem. Thẩm Hi cười an ủi Phương tỉ không phải vội, giờ thủy triều lên rồi, không nhặt được, đợi mai hẵng đi.
Hôm sau Thẩm Hi dẫn Phương tỉ ra bờ biển nhặt vỏ sò, những người khác đang nhặt hải sản, chỉ có hai tỉ muội nàng tìm nhặt những vỏ sò, vỏ ốc có hoa văn, màu sắc đẹp về, may là mọi người ai cũng bận rộn nên không để ý tới 2 người đang nhặt cái gì.
Xử lí xong những thứ mới nhặt, Thẩm Hi chịu đựng ánh mắt nóng cháy của Phương tỉ mà quen tay làm một con chó nhỏ, thấy nàng làm ra được, Phương tỉ ôm chặt lấy Thẩm Hi, sức tay manh đến nỗi eo Thẩm Hi sắp đứt mất.
“Muội tử, mau dạy ta đi, ta rất muốn làm. Nếu mấy thứ này có thể bán được giá cao thì đại lang với nhị lang không phải vất vả ngày ngày ra khơi đánh cá nữa rồi. Ta không phải sốt ruột lo lắng cho họ nữa.”
Thẩm Hi gật đầu đồng ý.
Tuy Phương tỉ không được khéo tay như Thẩm Hi nhưng nàng chú tâm học, mà Trương nhị lang khéo tay sẵn, những đồ mà hắn làm ra khiến Thẩm Hi ngạc nhiên khen ngợi hết lời. Tuy nàng không được khéo tay như Trương nhị lang nhưng tính ra nàng nhãn giới rộng hơn, thấy qua nhiều kiểu đồ mĩ nghệ ở hiện đại nên đồ làm ra cũng không kém. Lần này nàng làm khá nhiều mô hình mèo chó với chim, còn làm hai kiện lớn là chim công xòe đuôi với mã đáo thành công. Còn lại những vỏ nhỏ có màu đẹp, Thẩm Hi bèn làm thành mấy hình động vật đáng yêu, kích thước nhỏ bằng lòng bàn tay với cây trâm, dây chuyền vỏ ốc... Đợi làm được nhiều hàng, Trương đại lang đi mượn xe đến chở cả Phương tỉ với Thẩm Hi đi Khoan thành.
Lần này có khá nhiều trang sức cho các cô nương nên hàng bán rất chạy, giá tiền không cao lắm, đồ Thẩm Hi bán được rất nhanh, khách cũ rủ khách mới kéo theo mấy mô hình động vật nhỏ cũng bán được nhiều. Đặc biệt là hình mã đáo thành công được một vị khách mua đi làm lễ tặng nên bán được 30 lượng, mô hình chim công lần này lớn hơn cái trước đây nên giá được 10 lượng. Chỉ ba ngày sau Thẩm Hi đã bán sạch hàng.
Nhà Phương tỉ nhiều người làm được nhiều đồ hơn, tiền cũng được nhiều, đặc biệt là kiện Bạch mai nghênh xuân mà Thẩm Hi vẽ ra cho Trương nhị lang làm bán được 35 lượng bạc, làm Phương tỉ mừng đến phát khóc, ôm chặt lấy Thẩm Hi làm nàng suýt gãy eo lần nữa.
Người hai nhà kiếm được, sau khi về nhà lại nhặt không ít vỏ sò vỏ ốc, Thẩm Hi đoán hàng này giờ đang bán chạy nên rất nhanh sẽ có người học theo, khi đó lợi nhuận sẽ giảm xuống, giờ phải tận dụng thời gian mà làm nhiều vào, nhân lúc giá chưa giảm kiếm thêm bạc.
Mọi người lần này chạy hết vào guồng, ngay cả hai đứa nhỏ nhà Phương tỉ cũng suốt ngày cầm cái giỏ nhỏ ra bờ biển tìm nhặt vỏ sò với vỏ ốc. Thẩm Hiệp còn nhỏ nên Thẩm Hi phải ở nhà trông, lâu lâu mới ra bờ biển nhặt một lần, làm không được nhiều, nàng thấy những vật nhỏ không bán được nhiều tiền nên lần này chỉ làm những kiện to.
Nhờ phúc đang cuối năm nên chuyến đi Khoan thành lần này hai nhà lại kiếm được một khoản. Thấy vậy Thẩm Hi bèn thương lượng với Phương tỉ xem cho mọi người trong thôn cùng nhau làm, thứ này về sau nhất định sẽ hạ giá, giờ nhân lúc đang được giá mọi người có thể cùng nhau kiếm tiền, cũng coi như trả ân tình cho mọi người trong thôn đã thu lưu nàng. Dù sao đây cũng là ý tưởng Thẩm Hi nghĩ ra nên Phương tỉ tất nhiên là đồng ý.
Hai người gọi hết các phụ nhân trong thôn lại truyền hết tay nghề cho mọi người. Vừa nghe nói làm cái này bán được nhiều tiền, các phụ nhân liền vội đi nhặt vỏ sò vỏ ốc về rồi chăm chú học cách làm. Sau khi các nàng đi đến Khoan thành bán đồ xong mới giật mình phát hiện mỗi người có thể kiếm được hai mấy 30 lượng bạc. Địa vị của Thẩm Hi trong Thượng Ngư thôn không ngừng được nâng cao, các phụ nhân rất sùng bái nàng, lần đầu tiên các nàng biết việc kiếm tiền có thể dễ dàng như vậy, chỉ cần đi nhặt vỏ sò, về nhà ngồi cả ngày nhưng còn kiếm được nhiều hơn cả các nam nhân trụ cột gia đình.
Sau khi mọi người đi bán đồ về, Thẩm Hi nói giờ cần mau chóng làm nhiều để bán, bời người khác nhìn thấy thứ này lợi nhuận lớn sẽ bắt chước làm theo, khi đó hàng sẽ bị giảm giá, cuối cùng sẽ rẻ tiền như những món hàng bình thường khác mà thôi. Người trong thôn nghe nàng nói, vội đến các nam nhân đều không ra khơi, dẫn các con đi bờ biển nhặt vỏ sò. Ai khéo tay sẽ học với nương tử rồi hai vợ chồng với ông bà nội cùng nhau làm, nhất thời cả Thượng Ngư thôn giờ vào nhà ai cũng đầy vỏ sò vỏ ốc với đồ mĩ nghệ, cả nhà quanh quẩn mùi keo dán. Đợt đi Khoan thành lần này cơ hồ các nam nữ Thượng Ngư thôn đều đi, ai cũng kiếm được nặng túi. Thẩm Hi còn đi dạo quanh phố, phát hiện ở Thập Hương phường đã có mấy gian hàng cũng bán đồ như vậy, nhất là đồ trang sức nhỏ như dây chuyền, lắc tay, trâm cài...
Về làng, Thẩm Hi dặn mọi người đừng làm những vật nhỏ nữa, mấy đồ này đang dần xuống giá, bây giờ sắp đến cuối năm, nhiều người ra chợ chọn mua đồ lễ lạt, tặng quà nên họ sẽ chọn những kiện to, nếu mọi người tin nàng thì mau chóng làm những vật biểu tượng phúc thọ, hay đồ có điềm may, nhất định sẽ bán được giá tốt.
Người Thượng Ngư thôn giờ đều tin phục Thẩm Hi, tất nhiên làm theo răm rắp, tất cả mọi người làm toàn những đồ Thẩm Hi đã quy hoạch, dù nàng có vẽ mấy hình thức cho mọi người làm theo những luôn cổ vũ mọi người đừng bị gò bó tư duy làm theo mấy cái nàng vẽ sẵn, sáng tạo ra hình thức mới độc đáo thì bán mới được giá. Quả nhiên có nhiều người khéo tay đã làm được rất nhiều kiện mới.
Lần này đi đến Khoan thàn, trong Thập Hương phường đã có nhiều sạp hàng chuyên bán đồ vỏ sò vỏ ốc, nhất thời những đồ trang sức hay vật trang trí nhỏ đều hạ giá. Chỉ còn những kiện hàng mĩ nghệ lớn, cách làm phức tạp và hạn chế hình thức nên ít có người làm, vì vậy hàng của người Thượng Ngư thôn mang đến vẫn đắt hàng như thường. Thấy tình trạng này, các thôn dân đều bội phục Thẩm Hi nghĩ xa. Một đôi vợ chồng trẻ còn bán được một kiện Bách điểu triều phượng cho một phú thương được những 50 lượng, hai người vui sướng đến ứa nước mắt, mà mọi người trong thôn thấy vậy càng ra sức sáng tạo nhiều hình thức hơn.