Quan Cư Nhất Phẩm
Hai mươi tám năm trước, một vị thánh hiền an nghỉ trong sơn mạch Hội Kê phía tây thành Thiệu Hưng, trường sinh cùng tùng bách, bất hủ với núi xanh. Ông là thánh vương thiên cổ Dương Minh, một truyền kỳ tu thân tề gia trị quốc bình thiên hạ, sau khi chết tư tưởng vẫn chiếu rọi khắp thiên cổ.
Học thuyết của ông ta y thoát thai từ Khổng Mạnh, nhưng trò giỏi hơn thầy, càng có ý nghĩ hiện thực và tinh thần hơn.
Học thuyết của Dương Minh công được học thuyết của lương tri, thế nào là lương tri? Lương tri là bản tâm, cho nên Vương Học được gọi là tâm học. Trong con mắt Dương Minh tiên sinh, tâm là cái gốc, tâm là tất cả, là trung tâm của vạn vật trong thiên hạ. Truyện Tập Lục ghi chép, tiên sinh tới Nam Trấn, một người bạn chỉ vào hoa cỏ trong đá hỏi:
- Tiên sinh nói thiên hạ không vật nào không có tâm, hoa cỏ này trong thâm sơn tự nảy mầm đâm lá, có liên quan gì tới tâm của ta.
Tiên sinh đáp:
- Khi ông chưa nhìn hoa này, hoa và tâm của ông cùng thuộc về cô tịch. Khi ông tới xem hoa này, màu hoa liền trở nên sáng rõ, liền biết hoa này không ngoài tâm của ông.
Tư tưởng của ông ta đúng là như ngựa thần lướt gió, chói lọi như đêm sao mùa hạ, nhưng tuyệt đối không khoe khoang, không làm ra vẻ thần bí. Bởi vì ông ta từng hưởng thụ vinh hoa phú quý thế gian, lại từng trong núi cao rừng thẳm, bị dày vò và thân thể tinh thần không chịu đựng nổi, cho nên ông ta mới hiểu cuộc sống thế gian, biết ấm lạnh đời người, có thể thoát khỏi mọi cảm dỗ của thế gian, lòng như nước đọng, phá xong rồi lập, cuối cùng tham ngộ được thiên địa, thông được chí lý.
Nếu chỉ có như thế thì ông ta cũng chỉ được tính là một vị đại nho như Chu Hi Trình Di thôi, chứ tuyệt không thể coi là một bậc thánh hiền. Dương Minh công sở dĩ được xưng là thành hiền, vì ông biết chỉ hiểu triết học, thì suốt ngày ngoài bàn chuyện cao xa, phí hoài thời gian ra thì chẳng được cái tích sự gì.
Ông phát hiện ra cần một thứ có thể làm cho trí tuệ cao thâm nhất của mình chuyển hóa thành tề gia trị quốc bình thiên hạ thực sự, có thể tâm học mới chẳng phải là nói xuông, lý luận của mình mới có tác dụng thực sự.
Vì đạt được mục đích này, sau khi thấu triệt đại ngộ rồi, Dương Minh công quyết đoán một lần nữa hòa nhập vào trần thế, trên miếu đường, giữa sa trường, trong thư viện, ở đất trời, cần cù tìm thực tiễn chứng minh, cuối cùng mấy năm sau ông tìm được thứ thần binh đó.
Khi ông nắm vững vận dụng thành thạo nó thì thiên hạ không ai địch nổi! Bằng vào thứ thần binh đó, ông tung hoành thiên hạ, chưa bảo giờ thất bại, dùng sức lực một mình giữ bình an cho nửa giang sơn, trong lúc nói cười tiêu diệt thập vạn đại quân, võ công thành tựu huy hoàng, làm hậu nhân kính ngưỡng.
Cũng bằng vào món thần binh này, ông vượt xa vô số tiền bối đại nho, tiến vào cảnh giới thánh hiền. Mà đạt được cảnh giới này, sau Không Tử chỉ có Dương Minh.
Tên món thần binh bình là Tri Hành Hợp Nhất.
Tri là hiểu rõ đạo lý, Hành là hành động thực tế. Nghìn năm qua, có người không có đạo lý thì khó hành động, có người nói đạo lý thì dễ làm mới khó. Tóm lại là mỗi người nói một kiểu, không biết đâu mà lần. Ví như nói thánh nhân Chu Hi của lý học, liền cho rằng hiểu được đạo lý là khó khăn nhất, còn biến thành hành động thì quá đơn giản. Vì kể người đọc sách đều vùi đầu vào quyển sách, trừ tìm đạo lý ra thì chẳng mó tay vào một việc gì. Lý do bọn họ rất đầy đủ, thánh nhất nói biết lý dễ làm, đợi ta đây ngộ được đạo lý rồi chẳng phải làm gì cũng như trở bàn tay sao?
*** Lý học : phái triết học duy tâm đời nhà Tống và nhà Minh.
Nhưng Vương Dương Minh nói: Không đúng! Tri thức và hành động là một, cả hai đều quan trọng. Vì thế âm vang rải khắp thiên hạ, Dương Minh công trở thành thánh.
Ý của ông là, lương tri và hành vi đều quan trọng như nhau, phải dùng lương tri để chỉ huy hành vi, lấy hành vi để chứng minh lương tri. Biết rằng như thế là đúng thì phải làm, biết rằng như thế là sai thì đừng làm. Ban đầu cho rằng là đúng, về sau phát hiện là sai thì phải dừng lại sửa đổi ngay lập tức, không thể làm hành vi đi ngược lương tri, mà phải Tri Hành Hợp Nhất từ đầu tới cuối.
Tiên sinh từng xuất khẩu thành thơ tâm học tứ quyết, nói hết chân lý tinh túy của Vương Học.
"Vô thiện vô ác tâm chi thể, hữu thiện hữu ác ý chi động. Tri thiện tri ác thị lương tri, vi thiện khứ ác thị cách vật."
Ý tứ là tất cả vạn vật trên thế gian đều từ tâm phát ra, có tâm có thế giới, không tâm không có bất kỳ thứ gì. Ai ai sinh ra cũng có một trái tim đỏ, ban đầu không hề có ý niệm thiện ác đúng sai nào cả; khi trái tim trẻ thơ đó tiến vào cuộc sống bụi bặm, bị thế sự quấy nhiễu, liền có thiện và ác, liền phân rõ được thiện là gì, ác là gì; liền biết lương tri; có thể làm hành động thủy chung kiên trì lương tri, là chân lý, là đạo của thánh hiền.
Dương Minh tâm học thẳng thắn sinh động, chân lý thực dụng, phảng phất như ánh thái dương chói lòa chiếu sáng làm cho cái xã hội bị bóng đen lý học bao phủ mỗi ngày trở nên sống động, làm người ta hưng phấn, làm vô số sĩ tử tinh anh vứt bỏ lý học Chu Hi giả dối cổ hủ, bái làm môn hạ của ông, cam nguyện tiếp thụ tâm học gột rửa.
Thế là thư viện trong thiên hạ không đâu không lấy việc truyền dạy tâm học Dương Minh làm vinh, Kê Sơn thư viện mà Dương Minh công sáng lập ra, cùng tứ đại thư viện Bạch Lộc thư viện và Nhạc Lộc thư viện cũng đại giảng đường truyền bá tâm học.
Thấy phong trào tâm học dần dần nổi lên, quan quyền sùng bái lý học Chu Hi cuối cùng không chấp nhận nữa, trong mắt bọn họ Vương Thủ Nhân là tà giáo dị đoan là ác thú, sẽ làm phá vỡ mọi trật tự và quy định, sẽ đem sự kiêu ngạo và địa vị của bọn họ quét sạch xuống nhà xí.
Ví thế vào đầu những năm Gia Tĩnh, đám đại học sĩ nắm đại quyền quốc gia như Dương Nhất Thanh, Quế Ngạc bắt đầu lên kế hoạch công kích Vương Dương Minh. Không ngờ rằng, vừa mới nói động được hoàng đế, tin tức Dương Minh công chết ở xứ người truyền về. Đáng lẽ hai vị kia phải ngừng lại chứ?
Đó là chuyện không thể, vì tâm học vẫn còn, môn nhân Vương Học vẫn còn cháy bóng trên triều đình, còn rình cơ hội thao túng bệ hạ, không trừ bọn họ, phái lý học ăn ngủ không yên. Qu Ngạc nói: Cho dù ông ta chết rồi, ta cũng phải tham tấu ông ta tự ý rời bỏ chức vụ, quân công Giang Tây giả mạo. Ông ta muốn phủi hết toàn bộ chiến công của Dương Minh.
Dương Nhất Thanh thì muốn từ mặt tư tưởng hoàn toàn phủ định Dương Minh tâm học, ông ta nói: Cho dù ông ta chết rồi, ta cũng phải thuyết phục thánh thượng cấm tân học của ông ta. Nếu không cấm, giang sơn Đại Minh ta rồi thế nào cũng mất bởi cái thứ tà giáo dị đoan này. Bọn họ đề nghị khai hội thanh trừng.
Môn nhân Vương Học tất nhiên là ra sức phản kháng, thế nhưng học thuyết của họ vốn không được đế vương thích như lý học Chu Hi, vì thế hoàng đế Gia Tĩnh quan sát nhiều lần, cuối cùng chọn lý học có lợi cho sự thống trị của nhà họ Chu ông ta, vì thế môn nhân Vương Học bị về vườn, chi sĩ lý học giành được thắng lợi đầu tiên. Năm gia tĩnh thứ mười sáu, hoàng đế lấy cớ thư viện dạy tà học, hạ lệnh cấm thiên hạ tự lập thư viện.
Năm Gia Tĩnh thứ mười bảy, khi ấy lễ bộ thượng thư Nghiêm Tung suy đoán thánh ý, phản đối tự do dạy học, lấy cớ thư viện hao tiền nhiễu dân, vì thể hủy hết thư viện thiên hạ.
Thế nhưng hiện giờ đã khác trước kia, cùng với thời đại phát triển, Đại Minh chẳng phải chỉ có quan trường triều đình, còn có phố chợ dân gian, những nhân sĩ về vườn kia cũng có sức ảnh hưởng tương đối lớn. Vương Học nhất thời bị áp đảo, bọn họ âm thầm giảng học, ngầm tích lũy lực lượng, đợi tới thời cơ chín muồi, lại cùng lý học phân thắng bại.
Trên chiếc hoa thuyền ở Giám Hộ này, chính là lớp học di dộng mà hai vị đệ tử của Dương Minh lập ra sau khi thư viện Kê Sơn bị phá hủy.
***
Đây là chương quan trọng quán xuyến câu chuyện, nhưng câu chuyện này không phải là sách triết học, nên không đi sâu, cứ coi như một tập đoàn chính trị lớn đương thời là được.
Ký tên: Ngộ.