Ta Minh Hôn Với Tú Tài Đã Chết
Ta không khỏi hít một hơi, cuống cuồng nói:
“Phu nhân, sao phu nhân lại nói những lời này? Con không phải đã gả cho Lương gia rồi sao, con còn lý do gì để đi đâu nữa! Phu nhân không cần con nữa sao. Chẳng phải chúng ta đã rất vui vẻ sao? Tại sao?"
Phu nhân vỗ nhẹ vào tay ta, ngắt lời ta cười nói:
“Ta biết mà. Chỉ là một mình con nuôi hai đứa nhỏ, không hề dễ dàng… Lúc con lên thị trấn lấy thuốc, ta và bà Tôn đã nói chuyện rồi, bà ấy sẽ giúp con tìm một mối hôn sự khác, giúp con... con là một cô gái ngoan…"
Vừa nói, phu nhân liền rơi hai giọt nước mắt nóng hổi lên mu bàn tay ta:
“Con là cô gái ngoan, ta biết… Ta nhờ bà Tôn, bà ấy đã tìm cho con một người, người đó không cha không mẹ, nói chuyện qua thấy khá tốt bụng, còn nói có thể ở rể. Con hãy đi gặp anh ta xem.”
Ta nén tiếng nức nở, cố gắng gượng cười:
“Phu nhân... con không muốn…"
Phu nhân nắm lấy tay ta, đầy nước mắt, gần đang cầu xin:
“Bảo Cát, ta xin con, con đi gặp người đó đi. Chỉ cần con giữ lấy Hà Minh và Hà Tuệ dùm ta, để lại huyết thống cho nhà Lương…"
Ta không còn lựa chọn nào khác ngoài việc phải đi.
Phu nhân nói với ta rằng cuộc hẹn ở tòa nhà Thái Bạch trên thị trấn, trong phòng bao riêng, ta vừa đến nơi, một người phục vụ đã đến gần ta, nhiệt tình chào hỏi:
“Xin hỏi vị này có phải là Lương cô nương không?”
Mặc dù gả về Lương gia đã hơn một năm, nhưng ta rất hiếm khi được gọi là “Lương cô nương", ta sững sờ một lúc, mới gật đầu rồi đi theo lên lầu.
Trong phòng bao, đã có một người đàn ông chờ sẵn, hắn khá đẹp trai, ăn mặc giản dị, nhưng khi nhìn thấy hắn, ta lại cảm thấy không vui.
Có lẽ là do hắn cố tình hếch cằm lên, hoặc là ánh mắt hắn nhìn ta với vẻ khinh thường không giấu diếm.
Thực sự khó chịu.
Nhưng dù gì cũng đã đến nơi, ta chỉ có thể chịu đựng, ngồi xuống, mỉm cười với hắn:
“Đây chính là Lý công tử sao?”
Hắn khịt mũi, trịch thượng nói:
"Là ta.”
Nhìn vẻ mặt miễn cưỡng của hắn, ta thầm nghĩ, ta có ép hắn phải tới đây đâu?!
Vì lịch sự, ta vẫn mỉm cười rồi nói:
“Lý công tử... anh có sẵn lòng tới Lương gia không?”
Hắn phủi tay áo, vẫn hất cằm nói:
“Ừ.”
Như thể nói thêm hai chữ nữa hắn sẽ c.hết luôn vậy!
Ta không thích thái độ của hắn, cho dù hắn ta có nguyện ý, thì ta cũng phải tìm cách đẩy hắn đi, thật sự không thể để người như thế này tới cửa gây tổn hại cho gia đình chúng ta được.
Không ngờ, ta còn chưa kịp nghĩ ra lời từ chối nào, thì hắn ta đã lên tiếng trước:
“Nhưng ta có một vài điều kiện.”
Ta vẫn giữ nụ cười cứng đờ, cố gắng dùng giọng nhẹ nhàng hỏi:
“Xin mời nói.”
Trên mặt hắn hiện lên vẻ tham lam:
“Tài sản của nhà họ Lương cũng như mấy đứa trẻ con, từ sau này sẽ thuộc về họ Lý chúng ta.”
Ta có chút khó hiểu:
“Anh nói gì cơ?”
Hắn ta chặc lưỡi thiếu kiên nhẫn:
“Sao, cô không nghĩ ta sẽ nuôi con cho Lương gia cả đời đấy chứ hả? Ta đương nhiên cũng muốn có huyết thống của riêng mình.”
Cuối cùng, ta không khỏi thở dài:
“Lý công tử… cho dù ta có thật sự tái hôn với anh, cho dù sau này chúng ta có con đi chăng nữa, hai đứa nhỏ ở nhà vẫn là con của Lương gia, vẫn mang họ Lương.”
Không ngờ, hắn cười khẩy:
“Khi nào mẹ chồng cô c.hết đi rồi, thì còn ai nói được gì nữa? Hai đứa nó mới hai ba tuổi, chúng nó cũng không nhớ-“
Hắn còn chưa kịp nói xong, ta đã hất cả tách trà nguội trong tay vào mặt hắn. Sau đó, không đợi hắn phản ứng, ta nhanh chóng vén váy chạy ra ngoài, bỏ lại tiếng gầm giận giữ lại sau lưng.
Khi ra tới đường, ta cảm thấy tay mình run rẩy dữ dội, không biết là vì tức giận hay vì sợ hãi.
Bên ngoài trời đang nắng, nhưng ta lại cảm thấy lạnh khắp người.
Ta những tưởng mình đã thoát khỏi hố lửa, đã có một cuộc sống tốt đẹp hơn, vậy mà chưa đầy nửa năm sau, ta lại bị mắc kẹt trong hoàn cảnh bị bầy sói bao vây.
Ta không khỏi thở dài, một góa phụ, hai con nhỏ mới ba tuổi cùng một ít tiền. Dù nhìn thế nào, thì cũng giống như cá thịt đang nằm sẵn trên thớt.
Ta đau khổ trở về nhà, phu nhân nhìn ta với ánh mắt chờ mong, ta đành phải kể hết mọi chuyện cho bà nghe, liền khiến bà ức chế mà ho sặc sụa.
Trước khi đi ngủ, bà vẫn còn tức giận mắng bà mối, cũng mắng kẻ giả tạo kia. Nhưng có thế nào, thì ta cũng đã hất trà vào mặt hắn, chúng ta chỉ có thể nhìn nhau dưới ánh nến và thở dài.
Phu nhân mệt mỏi nói: “Bảo Cát, con tắt đèn đi.”
8
Ngày hôm sau, bà Tôn tới cửa, chắc bà đã nghe nói về chuyện hôm qua, nên sắp xếp đến xin lỗi.
Ta nhìn phu nhân ốm yếu, nhưng tinh thần phu nhân lúc này đang có chút quá khích, bà Tôn lại có vẻ rất nghiêm trọng, ta đặc biệt lo sợ sẽ có bất kỳ mâu thuẫn nào xảy ra giữa hai người.
Thực ra ta đã sai hoàn toàn, bà Tôn lại rất dịu dàng, nắm tay phu nhân nói chuyện rất lâu.
Ta nghe đi nghe lại, rốt cục chỉ có một ý chính: Phu nhân vẫn hy vọng bà ấy có thể tìm cho ta một mối hôn sự khác.
Ta rủa thầm trong lòng, ai mà muốn gả con trai cho một góa phụ như ta chứ, không thì ai mà muốn cưới goá phụ về để rồi phải nuôi cả lũ nhỏ cùng ta?
Có bao nhiêu người đến đi nữa, thì cũng sẽ giống như gã họ Lý kia mà thôi.
Đó là điều ta nghĩ trong lòng, nhưng ta cũng không thể làm mất mặt bà Tôn được, dù sao bà ấy cũng có lòng tốt giúp đỡ phu nhân, ta chỉ biết mong rằng phu nhân sẽ không bị thuyết phục nữa.
Có điều, sau khi họ trò chuyện một lúc, phu nhân lại nhìn ta với ánh mắt hy vọng.
Ta không còn cách nào khác, ngoài thở dài, miễn cưỡng gật đầu.
Người lần này là một thư sinh, mặc một chiếc áo màu xanh tre, quàng khăn vuông, dáng vẻ trắng trẻo, sạch sẽ, không hề giống một người phải đi ở rể, điều này ngay lập tức khiến ta thêm chú ý và càng thấy đáng nghi hơn.
Ta có hỏi anh ấy vài câu, anh ấy đều trả lời ổn thoả, thậm chí còn đảm bảo sẽ dạy Hà Minh đọc chữ, cũng sẽ cho Hà Tuệ của hồi môn hậu hĩnh khi con bé kết hôn.
Vì vậy, câu hỏi được đặt ra là, tại sao một thư sinh có vẻ ngoài sáng sủa tử tế, một chút dư dả, không cụt tay cụt chân, không bệnh tật hay gặp rắc rối gì, lại nghĩ đến việc ở rể với môt goá phụ cùng hai đứa con riêng?
Thấy ánh mắt ta nhìn anh càng ngày càng tệ, thư sinh đành phải hỏi:
“Lương cô nương có lo lắng gì sao?”
Ta đành phải mở miệng nói:
“Tiên sinh... cái gì cũng tốt, cho nên…"
Anh ấy cười rạng rỡ với ta và nói:
“Cô nương là sợ ta cũng là loại người lừa đảo, đến đây vì đất vì tiền của gia đình à?”
Ta ho hai tiếng, câu hỏi này thật thẳng thắn, ta không thể nói đó chính là điều ta nghĩ được đúng không? Ta chỉ có thể biết không ngừng lắc đầu, tránh né nhìn anh ấy.
Không ngờ, anh lại thở dài nói:
“Ta cũng biết cô nương có những mối bận tâm này, đáng lẽ ta nên nói thẳng ra ngay từ đầu. Ta mồ côi, lại là người ở nơi khác đến, không có nhà cửa, không có người quen, cũng rất khó để hoà nhập với mọi người một cách nhanh chóng……chà.”
Ta cảm nhận được sự nặng nề trong tiếng thở dài của anh ấy.
Khi người ngoài đến một nơi xa xôi như thế này, quả đúng là sẽ gặp không ít khó khăn.
Nghĩ đến đây, ánh mắt ta cũng dịu lại.
Anh nhìn thấy, liền nói tiếp:
“Đáng tiếc thiên hạ đang loạn lạc, quê hương của ta đã bị tàn phá, ta cũng không thể đến Thượng Kinh tham gia thi được nữa. Vì vậy, ta có ý định muốn ở lại đây, nhưng dù là ở trên thị trấn hay ở đây đi chăng nữa, chắc cũng không có ai chịu gả con gái cho ta đâu.”
Ta cười cay đắng.
Quả thực, giá trị của thư sinh nằm ở việc họ có kiến thức, tương lai họ có thể sẽ thành công, và một trong số họ có thể sẽ thăng quan tiến chức.
Có điều, nếu không may mắn đỗ đạt thành danh, sống hôm nay không thể biết ngày mai sẽ thế nào.
Chưa kể, người chồng xui xẻo của ta thậm chí còn đã c.hết trên đường đi thi.
Với những điều này, thân phận thư sinh lại thành ra khó xử. Ai lại muốn con gái mình gả cho một thư sinh nghèo chưa có địa vị trong tay, không giỏi làm lụng, không có của cải?
Sau khi suy nghĩ một hồi lâu, ta nói:
“Tiên sinh…"
Anh ấy nói:
"Ta họ Bùi.”
Ta ho khan, mặt đỏ bừng:
“Bùi tiên sinh, gia cảnh chúng ta bây giờ không được tốt. Nếu anh thật sự về ở với ta, e rằng anh sẽ phải chịu nhiều ấm ức.”
Trước khi anh ấy kịp nói gì, ta đã nói tiếp:
“Bùi tiên sinh, nghe ta nói trước. Ta không có ý kiến gì với anh. Chỉ là, tình hình trong nhà hiện tại thật sự rất đáng buồn. Để chữa trị cho phu nhân, ta đã tiêu hết số tiền ta tiết kiệm được.”
“Nếu Lương gia ta mắc nợ, nếu ta và anh thực sự kết hôn, Bùi tiên sinh sẽ bị liên luỵ, tiền của Bùi tiên sinh sẽ phải dùng để lo liệu cho gia đình ta như thế.”
“Đã như vậy, sao chúng ta không nghĩ tới một cuộc hôn nhân giả? Hãy coi đó như một sự chung sống khô khan, chăm sóc lẫn nhau, và chúng ta đều đạt được mục đích. Bùi tiên sinh nghĩ sao?”
Nghe xong, thư sinh trầm ngâm một lát, rồi ngẩng đầu lên, mỉm cười nói:
"Vậy thì cứ làm theo lời cô nương đi.”
Phu nhân rất bất bình với việc ta đi tuyển rể rồi lại về lại với bà.
Theo bà, bất kỳ mối quan hệ nào không có giấy tờ chứng thực rõ ràng đều không có giá trị.
May mắn thay, Bùi tiên sinh - Bùi Tuấn, là một người giỏi ăn nói, chỉ mất ba ngày để thuyết phục phu nhân chấp nhận anh.
Ta hỏi anh ấy làm thế nào, anh ấy nháy mắt với ta, kéo chiếc gầu nặng từ giếng lên, lau mồ hôi, nhẹ nhàng nói:
“Con trai quá cố của phu nhân cũng là người đọc sách.”
Lòng ta hơi chùng xuống, ta không khỏi nhìn qua cửa sổ vào, phu nhân đang nằm ở đầu giường, tay cầm thứ gì đó, không biết có phải phu nhân đang khóc hay không.
Mặc dù chúng ta luôn chăm sóc phu nhân tận tình, nhưng đến giữa tháng, cơ thể phu nhân không còn trụ được nữa.
Lúc đó bà đã không còn ăn được gì, thậm chí cũng không uống được nước, may mắn duy nhất là bà cũng không còn ho.
Phu nhân đột nhiên nói muốn tắm nắng, nên ta đỡ bà dậy, mặc quần áo thật dày cho bà, cẩn thận dìu bà qua ngưỡng cửa, cùng bà ngồi trước sân.
Bây giờ chưa phải đầu xuân, thời tiết còn hơi se lạnh, nhưng bà có vẻ không quan tâm chút nào, chỉ ôm ta cười nói rằng, bà nhớ ngày còn trẻ.
Hồi ấy bà một người đẹp nổi tiếng khắp vùng.
Để theo đuổi bà, cha của Lương Nhị Lang đã làm ra vô số chuyện ngốc nghếch, khiến người ta dở khóc dở cười, còn suýt nữa bị cha bà đánh cho tơi tả.
Cuối cùng, vào một ngày nắng đẹp như thế này, chàng trai ngốc nghếch ấy cầm một chiếc hộp nhỏ đựng một chiếc vòng tay bằng bạc mà anh đã mua được với số tiền tiết kiệm sau nửa năm làm việc, hỏi bà có đồng ý gả cho anh ta không.
Ta cũng nhìn mặt trời, nghĩ rằng bố chồng ta, người mà ta chưa từng gặp mặt, chắc hẳn là một người lương thiện, tốt bụng, và đáng tin cậy.
Phu nhân nghe vậy liền bật cười, tựa vào vai ta, giọng mơ hồ yếu ớt:
“Bảo Cát, Bảo Cát à…”
Ta cố nén đau đớn trong hốc mắt, nhẹ nhàng đáp:
“Phu nhân, con ở đây.”
Bà đột nhiên giơ tay lên, chỉ về phía mặt trời và nói:
“Nhìn xem, bây giờ ông ấy đến đón ta rồi.”
Bùi Tuấn nhổ cỏ sau nhà xong, lúc này mới phát hiện ra hai chúng ta đang ở đó.
Anh sững sờ, rồi bước tới, như muốn an ủi ta.
Ta ôm xác phu nhân, nhắm mắt lại, nhẹ lắc đầu.
9
Sau tang lễ, chúng ta đón Hà Minh Hà Tuệ từ chỗ cô Thu về lại nhà.
Bọn nhỏ bây giờ đã lớn hơn, hiểu nhiều chuyện hơn, cũng biết bà nội đã mất, trong nhà còn có thêm một người chú.
Ban đầu, chúng nó đối với Bùi Tuấn rất không biết phép tắc. May mắn thay, chúng cũng chỉ là những đứa trẻ, khá dễ dỗ dành, sau nửa năm chúng cũng làm quen dần với anh.
Hàng ngày ta vẫn ra ngoài làm việc, trong khi Bùi Tuấn ở nhà dạy bọn trẻ học chữ và học số.
Cô Thu nói đùa rằng, người đàn ông luôn là trụ cột gia đình, nhưng trong nhà ta, mọi chuyện đều ngược lại.
Mặc dù Hà Minh và Hà Tuệ gọi ta là mẹ, nhưng chúng cũng phân biệt rất rõ ràng, chúng chỉ gọi Bùi Tuấn là chú Bùi, nhưng Bùi Tuấn lại không có vẻ bận tâm đ ến việc này chút nào.
Khi mấy đứa nhỏ lên năm tuổi, cuối cùng ta cũng dành dụm đủ tiền, muốn mua một căn nhà nhỏ, chuyển cả gia đình lên thị trấn.
Một ngày, Bùi Tuấn đột nhiên đến chỗ ta, muốn bàn bạc với ta chuyện gì đó.
Ta đang nấu ăn trong bếp, liền lau tay rồi theo anh ra sân.
Tưởng rằng anh ấy có chuyện gì đó cấp bách, nhưng chỉ thấy anh ngập ngừng một lúc lâu, rồi mới đỏ mặt nói:
“Bảo Cát, ta… ta muốn cưới một người.”
Ta thở phào nhẹ nhõm, nhanh chóng nói:
“Đây là chuyện tốt! Vậy cô gái đó có đáng tin cậy không?”
Bùi Tuấn dùng ngón tay mân mê vạt áo, nhỏ giọng nói:
"Là... ông chủ của ta, đã mối cô ấy cho ta. Rất xinh đẹp và đức hạnh. Ta thích cô ấy.”
Nghĩ tới đây, ta mới nhớ cách đây không lâu, Bùi Tuấn mới tìm được việc ghi chép trên thị trấn, ông chủ của anh hình như là một người có râu, to béo.
Không hiểu sao, mỗi lần nhìn thấy ông chủ ấy, ta đều thấy cực kỳ không thoải mái. Ông ta luôn không kiêng nể gì mà cứ nhìn chằm chằm ta, khiến ta cảm thấy sợ hãi, cho nên ta chỉ tới đưa cơm cho Bùi Tuấn một hai lần, rồi dừng lại, không đi nữa.
Ta không khỏi nói:
“Ông chủ anh quả là tốt bụng, anh làm tốt việc cho ông ấy, ông ấy liền tìm vợ cho anh”.
Mặt Bùi Tuấn càng đỏ hơn, vội vàng xua tay:
“Không, không phải… Bảo Cát, đừng lo lắng, cho dù ta kết hôn, chúng ta vẫn là người nhà! Nhân tiện, cô muốn mua nhà ở thị trấn à?”
Ta hít một hơi rồi nói:
“Ông chủ của anh không chỉ gả vợ cho anh mà còn cho anh nhà?!”
Bùi Tuấn nhanh chóng lắc đầu:
“Không phải…chỉ là ông chủ ta có một căn nhà muốn bán. Đó là một gian nhỏ ở ngõ Thiên Thuỷ. Ông ấy biết cô muốn mua nhà, liền nhờ ta hỏi xem cô có quan tâm không.”
Nhà ở khu tấp nập như ngõ Thiên Thủy chắc chắn không hề rẻ, ta sờ ví, nuốt nước miếng và hỏi:
“Ông chủ của anh… ra giá bao nhiêu?”
Không ngờ Bùi Tuấn lại hỏi ta ngược lại:
"Cô có thể ra giá…. bao nhiêu?”
Ta nghiến răng nghiến lợi nói:
“Nhiều nhất là hai mươi lăm lượng, nếu không đủ thì ta đi tìm một căn khác, ta cũng chỉ có ngần ấy thôi.”
Đôi mắt của Bùi Tuấn sáng lên:
"Hai mươi lăm lượng! Wow, giá thấp nhất mà ông chủ đưa ra chính xác là hai mươi lăm lượng!”
Hà Minh đặt cuốn sách xuống, chớp đôi mắt to hỏi:
"Mẹ, chúng ta sẽ chuyển đến thị trấn à?”
Ta nhìn thằng bé, rồi nhìn Bùi Tuấn, hơi nheo mắt lại.
Lần cuối cùng ta có được một trải nghiệm suôn sẻ như vậy, chính là trong buổi gặp đầu tiên với anh.
Phải nói rằng từ khi có anh, cuộc sống của gia đình ta trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.
Nhưng ta cũng có những nghi ngờ, ví dụ, chiếc quan tài ta chuẩn bị cho phu nhân rõ ràng không phải là gỗ tốt, vì ta thực sự đã không còn tiền, nhưng khi chôn bà, gỗ vẫn có mùi thơm thoang thoảng.
Hay ví dụ như đầu năm nay, Hà Minh sắp vào học lớp một, trường tư vốn ban đầu không có ý định nhận nó vì nó còn chưa đủ tuổi. Nhưng chỉ nửa ngày sau, một lão học giả đã nói đánh giá cao tài năng của nó, và ngoại lệ nhận dạy nó đọc sách.
Những điều tốt lành này đến nối tiếp nhau, khiến ta không khỏi cảnh giác, nhưng khi nhìn thấy ánh mắt mong đợi của bọn nhỏ, ta đành phải thỏa hiệp:
“Cái này… phải đợi mẹ đi xem nhà trước đã”.
Giá tốt như thế, nếu là nhà có ma, hay là phong thủy không tốt, thì chẳng phải là lựa lọc cả gia đình ta sao?!
Không ngờ khi đến nơi, ta nhận thấy đó quả thực là một căn nhà xinh đẹp, trong sân có trồng mấy chậu cây hoa không rõ chủng loại, cửa sổ gian phòng chính sáng sủa sạch sẽ, lại có hai mặt thông thoáng. Còn cả thêm một thư phòng nhỏ, bàn ghế thế nào mà được làm rất phù hợp với kích cỡ của Hà Tuệ Hà Minh, tất cả đều không có gì để chê cả.
Bùi Tuấn vội vàng giải thích:
“Gia đình trước đây có một đứa con bằng tuổi hai đứa, nên ta liền giới thiệu cô về căn phòng này.”
Ta gật đầu rồi nhìn quanh một vòng thêm một lần nữa, cách nhà ta hai bước chân là xưởng thêu, bên cạnh lại chính là nhà bà Tôn, xung quanh hàng xóm đều là những người rộng lượng và tốt bụng.
Một ngôi nhà như vậy chỉ có giá hai mươi lăm lượng thật sao?
Bùi Tuấn dường như cũng sợ ta đang băn khoăn, anh gần như thề rằng anh sẽ không bao giờ làm điều gì gây hại cho ta cả, và khuyên ta nên mua gian nhà này càng sớm càng tốt.
Nhìn vẻ nhiệt tình quá mức của anh ấy, ta luôn cảm thấy có điều gì đó không ổn, nhưng ta cũng không thể nói rõ điều không ổn đó là gì.
Cuối cùng, ta chỉ có thể bất lực gật đầu, rồi nói với hai đứa trẻ đang rất háo hức:
“Được rồi, Hà Tuệ Hà Minh, xem ra chúng ta thật sự sẽ dọn vào thị trấn. "
10
Có lẽ ngôi nhà chúng ta chuyển đến có phong thủy quá tốt, cuộc sống của chúng ta có phần quá dễ dàng trong nửa cuối năm.
Vì ta là người có kinh nghiệm, còn biết thêm một số mẫu thêu mới, nên không hề có lời chê trách nào về những món do chính tay ta thêu.
Thậm chí đến bây giờ, ta đã trở thành thợ thêu nổi tiếng nhất trong thị trấn, nên bà chủ mỗi tháng đều tăng thêm lương cho ta.
Bùi Tuấn kết hôn, đã chuyển đến sống với vợ, nghe nói cô gái đó là con của một người chủ nhà hàng, tính tình vui vẻ hào phóng, anh ấy thỉnh thoảng vẫn ghé qua nhà ta thăm Hà Tuệ.
Gây chuyện nhất cũng chính là Hà Tuệ này, một ngày nọ, con bé chạy ra khỏi nhà khi không có ai để ý, vô tình nhặt được một chiếc vòng tay và trả lại được cho một cô gái.
Cô gái trẻ tình cờ lại là con gái của một thương nhân giàu có, đi một quãng đường thật xa đến thị trấn để thăm họ hàng, chiếc vòng tay mà Hà Tuệ nhặt được là vật đính hôn của cô ấy, để bày tỏ lòng biết ơn, cô gái đã tặng ta đầy là bạc, năm mươi lượng bạc!
Cô ấy nhất nhất để lại sau khi ta kiên quyết chống cự chối từ.
Hà Tuệ bắt chước người lớn, cầm bạc cắn một miếng, ngạc nhiên nói:
"Mẹ ơi! Mềm quá!”
Ta không biết nên cười hay nên khóc:
“Răng của con còn mềm hơn đấy, ngốc quá.”
Sau khi cô Thu biết chuyện, cô tới cửa với vẻ mặt rất nghiêm trọng.
Ta biết cô muốn nói gì, nhiều bạc thế này quả thật chất chứa nhiều nguy hiểm. Bây giờ gia đình ta có vẻ ổn định, nhưng thực chất cũng chỉ là một góa phụ cùng hai đứa trẻ con.
À, còn có một thư sinh chưa đỗ đạt, cùng một góa phụ khác nữa.
Nhưng ta cũng đã nghĩ kỹ, hai ngày trước, khi ta đang thêu áo cho các cô nương, ta nghe họ phàn nàn rằng, cả thị trấn lại chỉ có một xưởng thêu, đôi khi sẽ thấy khó chịu vì tiến độ làm việc không được nhanh như mong muốn.
Vì vậy, ta kéo cô Thu, lên kế hoạch với cô ấy:
“Ta đã có ý định mở xưởng thêu từ lâu, nhưng không nói cho ai biết. Hơn nữa, ta cũng không có đủ tiền, nên cũng phải tạm gác lại. Nhưng bây giờ có năm mươi lượng bạc này, cộng cả số tiền tích góp mấy năm qua, chắc chúng ta có thể mở được một cửa hàng tử tế, phải không?
Đôi lông mày xinh đẹp của cô Thu nhăn lại, cô chìm vào suy nghĩ sâu xa, chậm rãi nói:
“Cũng có thể...”
Không thấy cô phản đối, ta sát lại gần cô hơn:
“Nghĩ mà xem, bà chủ tiệm thêu cũng không phải là người không biết tính toán. Dù sao bà ấy cũng không nhận hết được nhiều đơn như vậy, cũng không nuôi nổi quá nhiều thợ thêu. Ta nghĩ bà ấy sẽ sẵn sàng giúp đỡ nếu chúng ta mở xưởng thêu. Trừ chi phí cho những việc như thuê nhân công và mua vật dụng, ta đoán năm đầu tiên sẽ có khó khăn một chút, nhưng tương lai sẽ thuận lợi và tốt đẹp cả thôi!”
Trên mặt cô Thu hiện lên một nụ cười, đôi mắt nhìn ta nhướn lên:
“Chúng ta?”
Tim ta hẫng đi một nhịp, ta tiến lại gần cô ấy hơn, ôm cánh tay cô ấy lắc lắc:
“Nào... chúng ta đã sống với nhau nhiều năm như vậy rồi, việc chúng ta cùng nhau làm ăn là lẽ tự nhiên. Đó là điều tự nhiên còn gì…"
Chúng ta đã xem qua một số địa điểm có mặt tiền, nhưng một số ở xa quá, một số lại nhỏ quá, chúng ta mất mấy ngày vật lộn, bà chủ tiệm thêu không nhịn nổi nữa, đành ra mặt giúp đỡ chúng ta tìm nhà.
Chúng ta rất hài lòng với cửa hàng cuối cùng chúng ta đến xem, giá phải trả là bảy mươi lăm lượng bạc.
Ta lén đút tay vào tay áo tính toán, bảy mươi lăm lượng một năm, giá cả cũng là hợp lý.
Sau đó, ta phải mua dụng cụ thêu, vải thêu, khung thêu, và cả tìm thuê người thêu. Tuy sẽ tốn kém nhưng cũng không phải hoàn toàn không có khả năng xoay vòng.
Cô Thu đi quanh cửa hàng, gật đầu với ta, tỏ vẻ hài lòng.
Chàng trai cho thuê cửa hàng này họ Tôn, khoảng dưới hai mươi tuổi. Chúng ta có biết anh ta. Dù sao địa điểm anh cho thuê vốn là cửa hàng vải, tiệm thêu thỉnh thoảng cũng có đến đây lấy hàng. Gia đình họ sống khá giả ở thị trấn, nhưng vì lý do nào đó, họ muốn chuyển đi, nên đã cho thuê lại chỗ này.
Khi ta ký hợp đồng và ấn dấu vân tay, ta không khỏi tò mò hỏi:
“Huyện Xuân Dương tuy chưa đủ phát triển nhưng vẫn yên bình. Tôn đệ, sao đệ lại chuyển đến chỗ nhà vợ?”
Tiểu Tôn lén liếc nhìn vợ, hiện đang trò truyện cùng với cô Thu, vợ anh là một người phụ nữ dịu dàng và quyến rũ. Sau đó anh nghiêm trọng thì thầm nói:
“Tỷ, ta cũng không ngại nói cho tỷ biết, người nhà chị dâu của vợ ta có người ở trong quân lính, họ nói có một nhóm phản loạn từ Ngọc Châu đến, có thể sẽ chiếm Xuân Dương này. “
Ta không khỏi bật cười:
"Quân phản loạn có năng lực như thế nào chứ? Nếu bọn họ đến từ Ngọc Châu, thì hẳn là đã cạn kiệt sức lực rồi. Hơn nữa, huyện Xuân Dương nhỏ như vậy, bọn họ đến thì được lợi lộc gì?”
Tiểu Tôn cười ngây thơ, gãi đầu, mặt đỏ bừng, giọng nói cũng trở nên nhẹ nhàng hơn:
“Ta cũng nói vậy, nhưng chị dâu của vợ ta vẫn thấy lo lắng, nên chúng ta phải về nhà bố mẹ vợ… Cô ấy đang có thai nữa, ta nên nhường nhịn nhiều hơn. Hơn nữa, chúng ta cũng có việc ở đó, nên sẽ không trì hoãn thêm.”
Ta nghe vậy rất ngạc nhiên, quay lại nhìn cô gái đó thêm một lần, rồi chân thành nói:
"Chúc mừng đệ!”
Mặt Tiểu Tôn càng đỏ hơn, cúi đầu xua tay, nhưng không giấu được vẻ vui mừng.
Anh hỏi:
“Bảo Cát, tỷ định đặt tên cửa hàng này là gì?”
Ta lén nhìn cô Thu đang trò chuyện sôi nổi với Tôn cô nương. Sau đó, ta không khỏi bật cười:
“Hãy gọi là… "Thu Cát Đường" đi.”
11
Như ta từng nói trước đây, một khi thuận lợi trong một khoảng thời gian dài, thì cần phải đặc biệt cảnh giác, vì có thể sẽ chuẩn bị gặp xui xẻo.
Thu Cát Đường vừa mới lấp đầy dụng cụ đồ nghề lẫn nhân công, thì ngay khi chuẩn bị mở cửa khai trương vào ngày hôm sau, nhóm phiến quân mà Tiểu Tôn đã nhắc đến trước khi rời đi, đã tiến vào thị trấn.
Huyên Xuân Dương vốn là một huyện nhỏ, không có quân đội chuyên nghiệp, các sĩ quan, binh lính và quan chức trấn thủ huyện lỵ đã mấy năm nay chưa từng chứng kiến trận chiến nào.
Huyện lệnh đứng trên tường thành thương lượng với thủ lĩnh của quân phản loạn, cuối cùng mở cổng thành cho bọn họ tiến vào.
May mắn thay, nhóm phiến quân này cũng có đủ đạo đức, họ nói rằng họ chỉ vào thành trú tạm, sẽ không đốt phá hay cướp bóc gì,
Họ thực sự đã giữ lời.
Khi muốn có lương thực hay thuốc men, họ cũng sòng phẳng trả tiền, thậm chí còn cử một nhóm nhỏ chịu trách nhiệm tuần tra thị trấn, duy trì trật tự của đám phiến quân.
Mặc dù mọi người đều nói nhóm phiến quân này còn đáng tin cậy hơn cả các sĩ quan, binh lính trong huyện, nhưng ta vẫn luôn cảm thấy không an tâm. Ta tạm thời không mở xưởng thêu, không cho Hà Minh và Hà Tuệ chạy lung tung, bắt chúng phải ở nguyên trong nhà.
May mắn thay, hai đứa trẻ rất hiểu chuyện, không gây ồn ào đòi ra ngoài, mỗi ngày chúng đều chỉ thích quấn lấy ta nũng nịu.
Để thuận tiện cho việc sinh sống lẫn việc của tiệm thêu, cô Thu chuyển đến sống cùng chúng ta.
Cô ấy vừa ra ngoài một vòng, nói là hầu hết các cửa hàng đều đóng cửa, dân quân ra vào trên đường, uy hiếp đến mức khiến người ta cảm thấy bất an, khi quay lại, cô ấy không khỏi khen ngợi ta thu xếp ổn thoả.
Dù sao nhóm phiến quân này tới đây cũng chỉ để mua thêm lương thực và thảo dược, cho dù xưởng thêu của chúng ta có mở cửa, cũng không có việc để làm.
Vì lý do an toàn, tạm dừng hoạt động là phương án tốt nhất, nhưng quả thưc, nếu họ không sớm rời đi, chúng ta thậm chí không biết có đủ ăn dịp Tết sắp tới hay không.
Hai chúng ta rất lo lắng, còn bọn trẻ không bị ảnh hưởng gì.
Hà Minh đang tìm sách ở góc đằng kia, còn Hà Tuệ thì vui vẻ cầm chơi con hổ vải ta làm cho nó.
Nhìn thấy ta cau mày, cô bé mũm mĩm này bò tới, ngồi vào lòng ta, đưa tay xoa lông mày cho ta, nhẹ giọng nói:
“Mẹ ơi, mẹ đừng buồn.”
Ta ôm nó, vỗ lưng, hôn lên má nó:
“Mẹ không buồn, có con ở bên cạnh, mẹ không buồn.”
Hà Tuệ cười khúc khích, bầu không khí nằng nề cũng vì thế mà biến mất. Cô Thu cũng không khỏi mỉm cười, quay lại tiếp tục thêu bức tranh trên tay.
Đột nhiên cô nói:
“Nhìn nhóm phản loạn này, họ thật sự có nhiều tác dụng hơn cả binh lính và quan chức. Cho dù họ thực sự tấn công tới Thượng Kinh, nói thật đó cũng không phải là chuyện xấu.”
Ta bị lời nói phản nghịch của cô ấy làm cho sợ hãi, kinh ngạc nhìn cô, lại thấy trên mặt cô nở một nụ cười lạnh lùng, dưới ánh đèn trông càng đặc biệt đáng sợ.
Dường như nhận thấy sự bất thường của ta, cô Thu đặt bức thêu trên tay xuống, thở dài nhẹ giọng nói:
“Sợ cái gì? Ở đây không có tai mắt của triều đình. Cho dù có, lần này liệu bọn chúng có thể khiến cả ta cũng phải c.hết đuối không?”
Ta không biết làm thế nào để ngăn cản cô ấy đừng nói tiếp nữa. Ta có nhớ chuyện người chồng quá cố của cô Thu là một học giả, sau này trở thành quan thất phẩm, nhưng không lâu sau người đó lại c.hết đuối. Nghe cô ấy nói vậy, dù đầu óc chậm chạp đến đâu, ta vẫn đoán ra sự việc nhất định có nội tình gì, ta nhìn sâu vào mắt cô ấy, chỉ thấy trong đó ẩn chứa hai ngọn lửa uất giận.
Cô Thu vốn là một người lãnh đạm, nhưng bây giờ hốc mắt lại đầy nước.
Cô lạnh lùng nói:
"Bảo Cát, ta cũng không ngại nói cho cô sự thật. Người chồng đã mất của ta không hề say rượu trượt chân c.hết đuối, anh ấy chưa bao giờ uống quá nhiều, còn chưa kể tửu lượng anh ấy rất tốt. Chưa kể ta còn nhờ cả nhân viên điều tra khám nghiệm tử thi. Người đó nói chỉ thấy có rượu trên da thịt và quần áo anh, chứ không có trong dạ dày.”
Ta nhẹ nhàng “À”, không dám ngắt lời cô, chỉ đành nghe cô nói tiếp:
“Anh ấy là người lương thiện, không biết nhận hối lộ, cũng không chịu nổi những kẻ quan liêu khác. Từ khi nhậm chức, anh ấy không nhận tiền công của dân chúng vì thương họ nghèo khổ, anh ấy cũng không giao du với quan tham, nên bị coi như cái gai trong mắt bọn chúng. Bọn chúng mời anh ra ngoài giao lưu, nhưng thực ra lại dẫn anh ra sông, dìm c.hết anh, tưới rượu lên người anh, rồi kể cho mọi người rằng anh bị vấp ngã trong lúc say xỉn……”
Móng tay cô gần như cắ m vào bàn gỗ, mắt cô đỏ hoe vì đau đớn.
Ta đưa tay nhẹ nhàng vỗ lên mu bàn tay cô, Hà Tuệ và Hà Minh không hiểu gì, nhưng cũng ngẩng đầu lên nhìn vì thấy cô khóc.
Cô Thu dường như đã tỉnh táo lại, vội vàng cúi đầu lau nước mắt nói:
“Để kêu oan cho anh ấy, ta đã làm hết mọi việc ta có thể, cũng dùng hết sạch số tiền mình có, nhưng kết quả cũng chẳng được gì. Ta quá thất vọng, lang thang một thời gian, rồi chỉ có thể quay lại quê nhà, sống cuộc sống của một thợ thêu như bây giờ.”
Hà Minh đột nhiên nói giọng cụ non:
“Sư phụ dạy con, chim khôn chọn cây mà đậu, tôi hiền chọn chúa mà thờ. Nếu không có minh chủ, hiền thần cũng không thể thống trị thiên hạ. Nhưng nếu không có cây phù hợp, chim có thể bay đi và tìm cây tiếp theo. Vậy nếu vua không phù hợp, có thể thay thế bằng một minh quân khác được không?”
Ta mở to mắt, thật không ngờ, trong phòng này lại có thêm một kẻ phản nghịch thứ hai!
Cô Thu cũng bị chấn động mà ngẩn ra, sau đó bật cười, buồn bã nói:
“Nào có thể có minh quân dễ dàng như vậy chứ?”
Hà Minh nghe xong rất nghiêm túc hỏi:
"Dì Thu, điều kiện để trở thành minh quân là gì?”
Cô Thu vừa an ủi thằng bé, vừa cười nói:
“Ít nhất cũng phải văn võ song toàn, ngũ đức nhiều mặt.”
(em tra được ngũ đức kiểu văn, vũ, dũng, nghĩa, tín, hoặc là nhân, nghĩa, lễ, trí, tín)
Hà Minh hai mắt sáng lên, nói:
"Vậy nhị thúc của con liền có thể trở thành minh quân rồi?”
Cô Thu không còn nói nên lời, chúng ta chỉ có thể nhìn nhau.
Ta là người đầu tiên giơ tay:
“Ta không hề dạy nó những lời này.”
Hà Minh không hiểu tại sao chúng ta lại phản ứng như vậy, liền cau mày, hơi nghiêng đầu:
“Mẹ, dì Thu, con nói sai gì sao? Con vẫn nhớ người lớn khen nhị thúc Lương Nhị Lang có cả tài quân sự và dân sự, còn nói rằng nhị thúc thông thạo Tứ Thư Ngũ Kinh, nếu có thể dự thi thì nhất định sẽ đỗ đạt, nếu như vậy còn không thể trở thành minh quân thì người như thế nào mới có thể chứ?”
Suy cho cùng, nó vẫn chỉ là một đứa trẻ, chưa hiểu được nhiều đạo lý, chúng ta cũng không muốn giải thích nhiều với nó. Chỉ cần gia đình có thể vượt qua thời kỳ loạn lạc để trở lại sống một cuộc sống tốt đẹp, thì tại sao cần nói cho bọn trẻ biết, cái gì được, cái gì không?
Vì thế, ta thở dài, xoa đầu Hà Minh:
“Ý là, nhị thúc của con không còn sống để có thể làm minh quân nữa. Con cùng Hà Tuệ đi ngủ đi. Trong giấc mơ, nhị thúc con sẽ là minh quân, sẽ đến đại xá cho cả thiên hạ.”
Hà Tuệ đã sớm hoang mang ngơ ngác, mà vẫn còn hỏi:
"Mẹ, đại xá là gì?”
Ta đủng đỉnh nói:
“Có nghĩa là, tối qua con đã lén lút ăn bánh gạo, còn mẹ phải giả vờ như không biết.”